Yên Tử không những là điểm thăm quan ngắm cảnh nổi tiếng tại Quảng Ninh, mà nó còn là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền phật giáo và được mệnh danh là “đất tổ Phật giáo Việt nam”. Chính vì vậy mà nơi đây đã thu hút rất nhiều khách thăm quan du lịch trong và ngoài nước. Nếu bạn đang có ý định khám phá vùng đất thiêng này bạn nhớ bỏ túi những kinh nghiệm sau đây nhé.
1
Phương tiện đi lại ở Yên Tử:
Đặc thù của chốn Yên Tử này là nằm trên ngọn núi cao nên để lên được đây bạn có thể lựa chọn các hình thức sau:
- Đi bộ: từ chân núi, bạn có thể leo núi theo đường bộ, đoạn đường dài khoảng 6km địa hình đồi núi. Tuy leo núi khá vất vả, nhưng bù lại cảnh quan khoáng đạt, không khí trong lành sẽ khiến bạn phấn chấn. Dọc đường bạn có thể tham quan nhiều điểm dừng khác nhau.
- Đi cáp treo: nếu bạn không chủ đích leo núi, thì có thể đi cáp treo. Cáp treo ở Yên Tử là một trong những hệ thống cáp treo hiện đại của Việt Nam, dài 1,2km và có độ cao có đoạn 450m. Đi cáp treo, bạn có thể qun sát toàn bộ Yên Tử ở trên cao khá đặc biệt.
- Kết hợp đi bộ & cáp treo: đây là sự kết hợp cực kỳ phổ biến cho du khách, nên bạn cũng có thể đi theo cách kết hợp này. Chiều đi lên bạn nên sử dụng cáp treo và khi đi xuống núi thì sẽ đi bộ, bới mệt và vẫn tham quan được các cảnh quan trọng dọc hành trình.
Liên kết: Vay tiền bằng CMND2
Những lưu ý khi đi du lịch Yên Tử
Yên Từ là chốn chùa chiền linh thiêng, để đến được với non thiêng Yên Tử cần đi một quảng đường xa lại phải leo núi nên muốn đến đây bạn nên chú ý một số điểm sau:
- Trang phục: gọn nhẹ, thấm mồ hôi và chuẩn bị thêm áo ấm nếu đi vào mùa đông, không nên ăn mặc hở hang vì đây ngoài điểm tham quan còn là điểm hành hương Phật Giáo.
- Giày thể thao: để thuận tiện cho việc leo núi, đi lại với địa hình đặc trưng đồi núi.
- Nước uống & thức ăn nhẹ: mang theo một ít để dùng dọc hành trình, không mang quá nhiều.
- Tiền mặt: bạn nên chuẩn bị tiền mặt vừa đủ dùng trong hành trình, không dùng thẻ ATM.
- Quà lưu niệm: không mua quà lưu niệm dọc đường đi.
- Điện thoại, máy ảnh: bạn vẫn có thể dùng điện thoại khi ở Yên Tử, luôn mang theo máy chụp hình bên mình để ghi lại những khung cảnh tuyệt vời của Yên Tử ở nhiều góc độ khác nhau.
- Bạn có thể đi lên bằng cáp treo và đi xuống theo đường bộ để vãn cảnh.
- Áo mưa mỏng: mang theo phòng trời có mưa nhẹ.
3
Phương tiện đến Yên Tử:
Bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện với các tuyến đường khác nhau để đến với nơi này.
- Xe khách:
- Từ Hà Nội, bạn có thể đón xe khách đi Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái và dừng ở đoạn đường Yên Tử hoặc đền Trình Yên Tử, sau đó đi Yên Tử. Chặng đường từ Hà Nội đi Yên Tử hết khoảng 125km, chặng đường từ điểm dừng ở đường Yên Tử đến chân núi gần 10km bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi. Thời gian đi xe khách từ Hà Nội đến Yên Tử hết hơn 2 tiếng. Có rất nhiều hãng xe chạy các tuyến đi Quảng Ninh, nên bạn rất dễ dàng lựa chọn để đặt vé xe. Lưu ý: Trường hợp bạn đi thăm Yên Tử trong ngày nên khởi hành sớm từ khoảng 5h30 sáng để thuận tiện cho việc tham quan.
- Từ Hải Phòng & Hạ Long: hành trình Hải Phòng – Yên Tử là khoảng gần 45km và Hạ Long Yên Tử khoảng 59km, bạn có thể đón xe đi Yên Tử từ bến xe Hải Phòng hoặc bế xe Hạ Long để đặt vé đi Yên Tử khá dễ dàng.
- Xe máy: Từ Hà Nội hay các tỉnh thành ở phía bắc, bạn đều có thể đi Yên Tử bằng xe máy. Dù đoạn đường không quá dài nhưng để bảo đảm chu đáo, bạn nên nhờ người vững tay lái để điều khiển xe trong trường hợp bạn không rành đường, hay không chắc chắn trong việc cầm lái.
- Xe du lịch: Từ Hà Nội hoặc các khu vực lân cận bạn có thể thuê xe du lịch đi Yên Tử nếu như số lượng khách đi cùng đông. Thuê xe du lịch đi thăm Yên Tử vừa thoải mái, vừa tiết kiệm chi phí và tranh thủ được thời gian đi v
4
Đặc sản Yên Tử
Hành hương Yên Tử, đừng quên mua những đặc sản ngon lạ, rất xứng đáng này về làm quà:
- Măng trúc tươi Yên Tử: Đã đến Yên Tử, gần như ai cũng biết món măng trúc nổi tiếng ở đây. Măng trúc thường rất nhỏ thon, dài với độ giòn, vị ngọt đặc trưng nhỏ. Bản thân măng trúc vốn đã rất hấp dẫn nên dù có thể chế biến thành nhiều món như luộc, xào, nhồi thịt và món nào cũng rất ngon. Tuy vậy theo nhiều người thì món măng trúc luộc chấm muối vừng là cách chế biến ngon nhất. Măng trúc được bán nhiều dọc theo đường lên Yên Tử. Tuy nhiên loại măng này có hình thù gần giống như măng đắng nên nếu không có kinh nghiệm, bạn rất dễ bị mua nhầm. Một mẹo để phân biệt mắng đắng và măng trúc là nên cấu măng ở giữa lõi để thử, nếu thấy không đắng thì mới nên mua.
- Dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử: Là vùng rừng núi, ở Yến Tử có rất nhiều loại lá, cây thuốc tươi. Có điều để chọn mua cây thuốc đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm. Một lựa chọn an toàn đó chính là dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử được làm từ địa liền, gừng gió, trầu 1 lá và một số thảo dược khác. Được biết loại dầu thảo dược này rất dùng để xoa bóp rất hữu hiệu.Nếu lâu ngày không vận động thì loại thuốc này còn giúp bạn đỡ đau, mỏi sau chuyến hành hương về Yến Tử. Ở Yên Tử có nhiều nơi bán loại dầu này, nhưng bạn nên chọn những địa chỉ có uy tín hoặc loại dầu do Hội chữ thập đỏ Uông Bí để mua để dùng và làm quà cho người ở nhà.
- Rau dớn: Có thể nói rau dớn là một sản vật độc đáo của núi rừng Yên Tử. Rau dớn thuộc họ dương xỉ, có vị ngọt mát, hơi nhớt. Rau dớn có quanh năm nhưng ngon nhất là vào mùa mưa khi đó cây mập, non tơ mỡ màng. Rau dớn có thể chế biến thành những món ăn như rau dớn xào tỏi, nộm rau dớn. Rau dớn chỉ mọc tự nhiên nên sạch, an toàn, khi ăn có độ giòn, ngọt khá lạ miệng.Rượu mơ Yên Tử: khá nổi tiếng, bạn có thể tìm mua ở chợ Yên Tử dưới chân núi hoặc một vài cửa hàng bán đặc sản Yên Tử uy tín.
- Mật ong rừng: rất đặc biệt, bạn có thể tìm mua ở chợ Yên Tử hoặc một số cửa hàng bán đặc sản Yên Từ đáng tin cậy.
- Chè lam Yên Tử: Chè lam là thức quà đặc biệt. Ăn một miếng chè lam để cảm nhận vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng, một chút bùi bùi của lạc. Đến với Yên Tử vào mùa xuân, khi cái lạnh vẫn còn dịu ngọt, man mác, đất trời mù sương mưa phùn, ăn một miếng chè lam cho ấm bụng, mua về làm quà tặng cho nhau chắc chắn sẽ là kỷ niệm đẹp trong chuyến hành hương của mỗi người.
Ngoài ra bạn cũng nên mua một số đặc sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Ninh
- Bánh tài lồng ệp: Đây là một món bánh rất đặc trưng ở Quảng Ninh và được xem như đặc sản của người Sán Dìu ở Quảng Ninh. Bánh có màu nâu đậm, bày thành từng tảng lớn, khách muốn mua bao nhiêu, người bán cắt từng ấy.Bánh tài lồng ệp làm khá kì công, miếng bánh có độ dẻo của gạo nếp, cái ngọt đậm của mật. Khi bày bán, bánh đã được hấp chín có thể ăn luôn, nhưng thông thường, người dân ở đây hay chế biến bằng cách cắt lát mỏng, rán lên để bánh thêm mềm dẻo. Bánh tài lồng ệp không chỉ là món ăn vặt, ăn chơi mà còn là thứ bánh để cúng những dịp lễ Tết.
- Chả mực: Chả mực Quảng Ninh thuộc hàng những món ăn đặc sản của Việt Nam. Món chả mực ngon phải được làm từ mực tươi giã tay sao cho vừa đủ nhuyễn để có thể dính, vừa phải còn những miếng mực nhỏ để chả mực được giòn. Sao đó hỗn hợp được ướp thêm chút hạt tiêu và nước mắm vừa đủ, người ta nặn thành từng miếng rồi đưa lên chảo chiên vàng.
5
Tại sao lại chọn du lịch Yên Tử
Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi nằm ở ranh giới giữa 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Núi Yên Tử là một dải núi cao nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Nhìn một cách khái quát nhất, có thể kể ra những giá trị làm nên sự đặc biệt của Khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử như sau:
- Giá trị lịch sử: Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử là nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt, do người Việt trực tiếp sáng tạo ra. Đây là một trong những di tích lớn và ra đời sớm ở nước ta. Hệ thống chùa, am, tháp, bia, tượng… ở Yên Tử là những tư liệu lịch sử vật chất quý báu, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông và các thế hệ thiền sư tu hành tại đây. Đặc biệt các văn bia ở Yên Tử đều chứa đựng một lượng thông tin rất lớn, qua nghiên cứu các văn bia ở đây chúng ta có thể lập lại được một phả hệ những nhà sư đã tu hành tại đây cùng với lược sử của họ, từ đó có thể nghiên cứu được tình hình phát triển của Phật giáo Trúc Lâm qua từng thời kỳ. Trải qua các thời kỳ: Lý, Trần, Lê, Nguyễn, danh sơn Yên Tử trở thành nơi hội ngộ của các bậc thiền sư đạo cao đức trọng như Tổ Chân Nguyên, ni sư Đàm Thái, Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông, Đệ Tam Tổ Huyền Quang…
- Giá trị văn hoá: Sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã để lại cho hậu thế những bản kinh văn và các bản sách quý giá, những sách dạy cho các tăng môn và dân chúng của Thiền phái Trúc Lâm tu tập, sám hối, tu hành thập thiện như: Thiền tâm thiết chuỷ ngữ lục, Đại Hương Hải ấn thi tập, Tăng già Toái sự, Thạch thất Mỹ Ngữ, Truyền Đăng Lục, Thượng Sĩ hành trang… Đây là những di sản văn hoá phi vật thể quý giá đang đồng hành cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, Thiền phái Trúc Lâm cũng để lại cho đời sau nhiều công trình văn hoá vật thể quý báu: chùa chiền, am, tháp được hình thành trong quá trình ra đời và phát triển của chốn tổ Trúc Lâm tại Yên Tử. Những di sản vật thể quý báu đó đã phản ánh khá rõ nét về sự phát triển của kiến trúc, mỹ thuật, điêu khắc Việt Nam qua các triều đại Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Đó là những báu vật, cổ vật có một không hai trong kho tàng văn hoá Việt Nam.
- Giá trị tư tưởng: Trong lịch sử xã hội Việt Nam, Phật giáo ở nước ta từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 18 đều do Thiền tông chủ yếu lãnh đạo và truyền bá. Các hệ phái Thiền tông hầu hết từ Trung Hoa truyền sang như: Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, phái Vô Ngôn Thông, phái Thảo Đường… Những vị tổ đứng đầu mỗi hệ phái đa phần là người Trung Hoa, Ấn Độ, chỉ có phái Thiền Trúc Lâm mới có ông tổ là người Việt Nam, mới thông cảm với tâm tư nguyện vọng, phong tục tập quán của người Việt Nam, giáo hoá thích ứng với nhu cầu của Phật tử Việt Nam.
- Giá trị thắng cảnh: Yên tử – một trong những linh sơn của đất nước, bên cạnh cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, còn là nơi bảo tồn được rất nhiều loài động thực vật quý hiếm mà không một vùng núi nào có được, đặc biệt là các loài cây quý như Tùng, Trúc, Mai và các loại cây thuốc nam quý hiếm. Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính, trầm mặc của chùa tháp, là sự thơ mộng của suối nước trời mây chen trong cây cỏ hoa lá và chim muông, là sự phong phú của thảm thực vật đa dạng và những loại cây dược liệu có giá trị. Chính vì vậy mà từ xa xưa Yên Tử được xếp là một trong 72 phúc địa của nước ta. Đại Thanh nhất thống chí có ghi: “Núi Yên Tử là nơi đắc đạo của Yên Kỳ Sinh nhà Hán. Năm Tự Đức thứ ba liệt vào hạng danh sơn, chép trong điểm thờ”. Sau này các triều đại phong kiến nước ta đều xếp Yên Từ vào loại “danh sơn”…
Với tất cả các giá trị trên thì dễ hiểu tại sao non xanh Yên Tử lại thu hút du khách đến vậy. Bạn cũng muốn đến và khám phá phải không nào.
6
Thời gian thích hợp để đi du lịch Yên Tử
Lễ hội Yên Tử hàng năm thường khai hội vào ngày 10/1 (Âm lịch) và kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân. Sau nghi lễ được tổ chức dưới chân núi, sẽ là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với non thiêng Yên Tử.
- Nếu muốn đi trảy hội xuân Yên Tử và không ngại vất vả, các bạn có thể đi luôn sau ngày khai mạc. Trong dịp này, lượng người đổ về Yên Tử rất đông, các dịch vụ hàng quán có thể nói đều trong tình trạng hoạt động hết công suất, thậm chí muốn đi cáp treo chắc cũng phải xếp hàng dài. Nếu có người già và trẻ nhỏ, tốt nhất dịp này không nên đi.
- Khoảng thời gian tháng 3 lúc này thời tiết đã tương đối khô ráo, mát mẻ, lượng người đi hội cũng không nhiều như tháng Giêng là thời điểm thích hợp để vẫn có thể đi Yên Tử trong mùa lễ nhưng không quá mệt mỏi do người đông.
- Ngoài ra, nếu chỉ có ý định đi vãn cảnh chùa, các bạn có thể đi bất cứ lúc nào rảnh. Miễn là theo dõi thời tiết để tránh đi vào lúc mưa bão hay quá lạnh, dễ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
7
Ngủ nghỉ tại Yên Tử
Khách đến Yên Tử luôn có nhu cầu tìm nhà nghỉ và khách sạn để nghỉ ngơi. Tuy nhiên, số lượng nhà nghỉ khách sạn tại đây còn khá ít, nên nhiều người vẫn lựa chọn nghỉ chân tại thành phố Uông Bí. Sau đây là một số khách sạn và nhà nghỉ bình dân mà du khách có thể cân nhắc lựa chọn khi đến Yên Tử.
Khu nghỉ dưỡng Legacy Yên Tử MGallery: Khách sạn tại Yên Tử – Nằm ở độ cao 1068m so với mực nước biển, khu nghỉ dưỡng Legacy trở thành một không gian nghỉ dưỡng hoàn hảo kết hợp giữa hình thái nghỉ dưỡng thiền định với phong cách nghỉ dưỡng sang trọng, tinh tế. Khu nghỉ dưỡng có 133 phòng với hạng Duluxe, Superior.
- Địa chỉ: Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
- Điện thoại liên hệ: 0203 625 9888
- Giá phòng: 2,5 – 4,5 triệu đồng/ phòng/ ngày đêm
- Tiện ích: Lễ tân 24/24h, điều hòa không khí 2 chiều, truyền hình vệ tinh, nóng lạnh, wifi miễn phí, quầy bar, nhà hàng, thiền đường…
- Ưu điểm: Khu nghỉ dưỡng tọa lạc tại một vị trí vô cùng độc đáo, nằm ngay tại núi Yên Tử ở độ cao trên 1000m nên không khí rất trong lành và mát mẻ. Khu nghỉ dưỡng được thiết kế đẹp, độc đáo có một không hai, là không gian để du khách vừa an dưỡng thân thể và tâm hồn. Phục vụ chuyên nghiệp, nhân viên thân thiện. Đồ ăn ngon, đa dạng.
Khu nghỉ dưỡng Lodge Làng Hành Hương Yên Tử: Một ngôi làng cổ mang đậm kiến trúc thời nhà Trần được tái hiện tại khu du lịch Yên Tử hứa hẹn là một điểm đến có một không hai cho du khách. Làng Hành hương sở hữu các phòng nghỉ với kiến trúc đặc sắc, đầy đủ nội thất và tiện nghi, sang trọng. Khu nghỉ dưỡng có 75 phòng.
- Địa chỉ: Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, Quảng Ninh
- Điện thoại liên hệ: 0203 651 8888
- Giá phòng: Liên hệ trực tiếp
- Tiện ích: Chỗ để xe miễn phí, Điều hòa, Nóng lạnh, Wifi miễn phí, Dịch vụ giặt là, Nhà hàng, Lễ tân 24/24h…
- Ưu điểm: Vị trí nằm ngay chân núi Yên Tử thuận tiện để du khách nghỉ ngơi trước khi tham quan. Thiết kế hết sức độc đáo, đem lại trải nghiệm mới mẻ cho du khách. Phòng đẹp, đầy đủ tiện nghi, các phòng luôn được dọn dẹp sạch sẽ. Nhân viên nhiệt tình, thân thiện. Không khí hết sức trong lành và yên tĩnh. Có nhiều hoạt động vui chơi truyền thống lôi cuốn, hấp dẫn. Dịch vụ ăn uống chuyên nghiệp, đồ ăn ngon.
Khách sạn nhà hàng Ngọc Hải: Khách sạn này có vị trí ngay cửa thiền viện nên thuận lợi cho khách nghỉ chân khi đến với Yên Tử. Tại đây còn có nhà hàng, nên nghỉ tại đây có thể đặt trực tiếp ăn uống tại nhà hàng. Khách sạn có 26 phòng trong đó có phòng từ 1 giường đến 5 giường và 1 phòng tập thể.
- Địa chỉ: Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
- Điện thoại liên hệ: 0986 197 240
- Giá phòng: 300.000 – 1.000.000 đồng/ phòng/ ngày đêm
- Tiện ích: Lễ tân phục vụ 24/24h, chỗ để xe miễn phí, wifi miễn phí, điều hòa, nóng lạnh, tivi,..
- Ưu điểm: Vị trí thuận lợi cho du khách nghỉ chân trước khi hành trình lên Yên Tử. Giá cả phòng nghỉ tại khách sạn hợp lý. Đồ ăn tại nhà hàng ngon. Khuôn viên rộng rãi. Thái độ nhân viên phục vụ tốt, nhiệt tình với khách.
Khách sạn nhà hàng Tình Thương Yên Tử: Khách sạn tại Yên Tử sở hưu vị trí thuận lợi, nằm ngay gần lối vào của khu du lịch tâm linh Yên Tử. Ngoài dịch vụ phòng nghỉ, tại đây cũng có nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách.
- Địa chỉ: đường Yên Tử, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
- Điện thoại liên hệ: 0203 366 0222
- Giá phòng: Liên hệ trực tiếp
- Tiện ích: Lễ tân, chỗ để xe miễn phí, điều hòa, nóng lạnh, wifi miễn phí, dịch vụ giặt là…
- Ưu điểm: Khách sạn có vị trí nằm gần khu du lịch tâm Yên Tử. Không gian yên tĩnh. Khách sạn phục vụ ăn uống và đồ ăn được nấu nướng ngon với các món ăn dân dã. Nhân viên phục vụ nhiệt tình.
8
Địa điểm tham quan và khám phá Yên Tử
Yên Tử có rất nhiều địa điểm thích hợp cho bạn khám phá:
- Chợ Yên Tử: ở chân núi Yên Tử, trước khi đến núi Yên Tử, bạn có thể ghé ngang chợ để mua ít đồ dùng hoặc thực phẩm mang theo.
- Làng dân tộc thiểu số Dao Thanh Y: nằm ngay chân núi Yên Tử, bạn có thể ghé thăm trước khi thăm Yên Tử.
- Khe Sú – Thung lũng Yên Tử: gần chân núi, cảnh đẹp với các ruộng lúa yên bình, bạn có thể ghé thăm trước hoặc sau khi ngao du Yên Tử.
- Thiền Viện Trúc Lâm: còn gọi là Chùa Lân, tọa lạc ở một ngọn đồi dưới chân Yên Tử.
- Suối Giải Oan: ngay chân núi, nước trong và nhiều đá khiến dòng chảy róc rách như nhạc.
- Chùa Giải Oan: gần suối Giải Oan gắn với câu chuyện vua Trần Nhân Tông đã lập chùa giải oan cho linh hồn các cung tần mỹ nữ đã tự vẫn vì Ông.
- Am Lò Rèn: cách Chùa Giải Oan khoảng 400m, có Tháp Tổ nằm ở độ cao 700m và là nơi lưu giữ xá lợi của đức Tổ Trần Nhân Tông.
- Lăng Quy Đức: nằm ở khu Tháp Tổ, là nơi yên nghỉ của Vua Trần Nhân Tông.
- Chùa Hoa Yên: cách Tháp Tổ gần 150 bậc đá, Chùa còn được gọi là Chùa Vân Yên gồm Chùa Cả là chùa lớn nhất và có kiến trúc rất đặc trưng, Thác Ngự Dội còn gọi là Thác Long Khê, am Thiền Định, Thác Vàng.
- Chùa Một Mái: nằm cách Chùa Hoa Yên khoảng 200m, nằm chênh vênh bên vách núi. Chùa có nhiều cái tên khác như Chùa Bán Mái, am Ly Trần, chùa Bồ Đà.
- Am Ngọa Vân: nằm gần Chùa Một Mái.
- Thác Tử: nằm trước am Ngọa Vân, thác cao 10m.
- Am Thung, Am Dược: nằm phía trước cửa Am Ngọa Vân, bao quanh bởi nhiều cảnh quan đẹp.
- Chùa Bảo Sái: nằm phía trên am Ngọa Vân, nằm cheo leo bên vách đá, ở độ cao hơn 700m.
- Chùa Vân Tiêu: nằm gần Chùa Bảo Sái, bị hư hại và được trùng tu nhiều lần như hiện tại.
- Tháp Tiên Cung: cao 7m, được xem là tháp cao nhất trong các tháp ở Yên Tử.
- Suối Hàm Long: nằm gần Chùa Vân Tiêu, hạ lưu của Thác Vàng.
- Rừng trúc, mai, giang: nằm dọc đường đi từ Chùa Giải Oan đến Chùa Bảo Sái.
- Tượng An Kỳ Sinh: tảng đá như nhà sư mặc áo thâm chắp tay trước ngực, nằm cách Chùa Vân Tiêu gần 600m, ở độ cao 900m.
- Bia Phật và Cổng Trời: nằm ở khoảng giữa Tường An Kỳ Sinh và Chùa Đồng với hai vách đá hai bên con đường đến Chùa Đồng như cánh cổng tự nhiên khá ấn tượng.
- Chùa Đồng: nằm ở đỉnh núi Yên Tử còn gọi là đỉnh Phù Vân, ngôi chùa được xây dựng bằng đồng lớn nhất và độc đáo nhất Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm cây ATM gần nhất
- Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
- Kiểm tra nợ xấu cá nhân
- Vay tiền online chỉ cần CMND