Liệt kê các loài cây có độc nguy hiểm nhất khi đi du lịch bạn cần tránh

Ẩn sau vẻ đẹp vô hại, rất nhiều loài cây chứa độc tố có thể nguy hiểm đến tính mạng mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là top 10 loài cây có độc dễ gặp nhất bạn nên biết khi đi du lịch.

1

Hoa Tú Cầu

Là loài hoa được trồng làm cảnh khá phổ biến. Hoa và lá của Tú Cầu chứa độc chất cyanogenic glycoside. Ở Việt Nam ta có nhiều trên Đà Lạt. Cây thân thảo bụi, sống lâu năm, lá mọc đối theo từng đốt trên thân, lá to, hoa mọc thành chùm, ở đầu, cành và thân lá nhẵn, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Cây cho hoa vào mùa hè.
Tuy nhiên, nếu ăn phải, chất độc sẽ khiến bạn đau bụng trong vài giờ, tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, sau đó sẽ toát mồ hôi, ngứa da và rơi vào trạng thái hôn mê. Nếu vô tình ăn phải cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Hoa Tú Cầu

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Cây Sui

Hay còn gọi là cây thuốc bắn, mọc hoang tại một số vùng núi phía Bắc. Trước kia,các thợ săn dân tộc ít người ở miền núi đã biết dùng nhựa của loài cây này tẩm vào mũi tên săn thú rừng, chỉ cần một phát trúng đích thì cả một con bò rừng cũng không có cơ hội sống sót. Vỏ cây Sui được làm chăn đắp hay may quần áo, hoặc làm túi đựng các đồ vật. Bị nhựa Sui bắn vào mắt sẽ gây viêm sưng đến mù lòa. Nếu nhựa dính vào vết thương hay trên da bị trầy xước lập tức ngộ độc. Khi đi rừng, nếu bị nhựa Sui bắn vào mắt hay dây vào vết thương, cần nhanh chóng rửa sạch, khẩn trương đi cấp cứu.

Cây Sui

3

Cây Sơn

Tục ngữ có câu “Sơn ăn tùy mặt” để chỉ về cây Sơn, một loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta ( nhất là vùng Phú Thọ), có nhựa được dùng để chế biến sơn ta. Chất Laccol trong sơn ta gây dị ứng mạnh đối với da. Những người có cơ địa dị ứng chỉ đi ngang qua hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng, bỏng rát khó chịu.
Có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên, chấm nước chè tươi, nước lá bàng hoặc nước muối sinh lý (0,9%) vào vết thương. Dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn mỗi ngày 2-3 lần. Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên chỗ da bị tổn thương.

Cây Sơn

4

Cây Ngót Nghẻo

Loài cây được trồng ở các khu rừng ngập mặn ven biển, trải dài từ Huế đến Cà Mau có hoa đẹp rực rỡ nhưng có độc tính cao. Cây Ngót Nghẻo thân thảo dài 1-2m, lá hình mũi mác, trái hình trùy dài, chứa nhiều hạt có màu đỏ tươi. Mùa hoa vào tháng 5, tháng 6, mùa quả từ tháng 6 đến tháng 8. Cây Ngót Nghẻo độc nhất ở rễ củ, chỉ cần 5mg cho 1kg thể trọng cũng đủ gây chết rất nhanh. Ngộ độc gây đau rát miệng, khát nước sau đó nôn, buồn nôn dữ dội, đau bụng và tiêu chảy nặng dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn tri giác, co giật, suy hô hấp, tiểu máu, thiển niệu.

Cây Ngót Nghẻo

5

Cây lá Ngón

Đứng đầu bảng trong các loài cây độc và có rất nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc là cây lá Ngón, loài cây này có hoa rất đẹp, nở màu vàng cam rực rỡ nên người nếu không biết sẽ thích thú ngắt hoa chụp ảnh. Tuy nhiên, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt buồn nôn dẫn đến chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Nước của rau má tươi nguyên cây rửa sạch và giã nát có thể giải độc lá ngón, hoặc có thể giã nhỏ cây rau muống lấy nước uống.

Cây lá Ngón

6

Cây Trúc Đào

Hoa Trúc Đào độc đến mức chỉ cần uống nước của loài hoa này rụng xuống cũng gây vấn đề về sức khỏe. Hoa Trúc Đào cực độc có thể gây tử vong nếu không xử lý kịp thời. Nếu nuốt phải cánh hoa, ngộ độc nhẹ bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Trường hợp nặng có thể loạn nhịp tim, mất kiểm soát cơ thể, hôn mê dẫn tới tử vong nếu không xử trí kịp thời. Tuy nhiên, đa số chúng ta không biết về độc tính của loài cây này. Được biết, tại thành phố Hồ Chí Minh, cây trúc đào đứng đầu danh mục các loài cây cực độc mà Ủy ban nhân dân thành phố cấm trồng trên đường phố. Khi có triệu chứng nhiễm độc trúc đào, cần lập tức tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được rửa ruột.

Cây Trúc Đào

7

Hoa Thiên Điểu

Thiên điểu hay hoa chim Thiên Đường là loại cây cảnh được nhiều khu du lịch và gia đình trồng. Hoa Thiên Điểu rất đẹp với sắc cam và ánh tím, tựa đầu chú chim Thiên Đường kiêu hãnh ngẩng cao đầu.
Tuy nhiên, loài hoa này sẽ khiến bạn buồn nôn, tiêu chảy khi tiếp xúc qua đường miệng và nếu đứng lâu ngửi hoa sẽ gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, không nên đứng lâu cạnh loài hoa xinh đẹp này.

Hoa Thiên Điểu

8

Cây Bồng Bồng

Bồng Bồng có hoa to, đẹp và mọc rất nhiều ven đường các tỉnh miền Trung. Nhựa của nó với liều thấp sẽ gây nôn, liều cao gây độc mạnh như nhức đầu, chóng mặt, sốt, nổi ban khắp người. Yếu sức sẽ bị ép tim, ngủ lịm, khó thở. Cách tốt nhất là chúng ta không nên bẻ, ngắt cây này để tránh tiếp xúc với chất nhựa có trong cây.

Cây Bồng Bồng

9

Cây lá Han

Cây lá Han mọc tại các bụi rậm, bờ sông ở vùng rừng phía Bắc và Tây Nguyên. Lá Han thân gỗ, lá to bản, có răng cưa. Đặc trưng của lá là chứa chất làm ngứa rất mạnh. Phương ngôn có câu:” Ngứa như phải lá Han”, khi chạm vào cả cơ thể sẽ bị phát ngứa, lở loét và buốt thấu da thịt. Với những người da mỏng, nếu đụng phải loại Han voi còn có thể gây dị ứng tới mức tử vong. Nếu chẳng may bị lá cây này gây ngứa, bạn chỉ được lấy nước rửa nhẹ, không được gãi để tránh trầy xước da, có thể gây nhiễm trùng.

Cây lá Han

10

Cây Sừng Trâu

Một loại cây thuộc họ trúc đào Apocynaceae, hoa rất đẹp, quả ngộ nghĩnh như chiếc sừng trâu nhưng độc tính thuộc loại mạnh cả lá, rễ, hạt và nhựa đều độc.
Nhựa cây Sừng Trâu thường được trộn với nhựa cây thuốc bắn để tẩm vào mũi tên săn thú. Khi ngộ độc, người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu ù tai, thở khó, mắt mờ dần và nhịp tim rối loạn, lúc nhanh lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong 48 giờ. Bị ngộ độc cần khẩn trương gây nôn, rửa dạ dày, cho uống thuốc tẩy, nằm nơi thoáng yên tĩnh và truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim.

Cây Sừng Trâu

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND