Du lịch tâm linh là một nét đẹp của người Việt từ xưa đến nay. Tọa lạc tại vị trí Đông Bắc của Tổ quốc, Quảng Ninh được biết đến là một địa danh du lịch nổi tiếng với những bãi biển xinh đẹp và Vịnh Hà Long hùng vĩ. Bên cạnh đó, cũng rất nhiều người chọn về Quảng Ninh không chỉ đi du lịch biển mà con đi du lịch tâm linh tại đây. Cùng toplist điểm mặt một số ngôi chùa, địa điểm tâm linh nổi tiếng tại đây nhé!
1
Chùa Cái Bầu – Vân Đồn
Chùa Cái Bầu (hay còn được gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm) được khánh thành vào năm 2009 tọa lạc gần Khu du lịch Bãi Dài – Vân Đồn. Với vị thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, chùa Cái Bầu được mệnh danh là ngôi chùa “sạch nhất” Quảng Ninh.
Với khung cảnh nên thơ của một góc sân nhỏ tại chùa Cái Bầu hòa cùng tiếng chuông uy nghiêm, thánh thót nơi cửa Phật, cộng thêm tiếng gió rì rào từ biển thổi vào khiến tâm con người được thanh tịnh, bình an vô cùng.
Liên kết: Vay tiền bằng CMND2
Chùa Long Tiên – Hạ Long
Thơ ca xưa có câu “Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên”. Lễ hội chùa Long Tiên được tổ chức hàng năm vào ngày 24/3 Âm Lịch tọa lạc dưới chân núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Đây là lễ hội đặc biệt không chỉ dành riêng cho các tín đồ theo đạo Phật, mà nó mang ý nghĩa tâm linh hết sức cao cả dành cho tất cả mọi người.
Chùa Long Tiên là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long được xây dựng từ năm 1941. Ðây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là một danh thắng nổi tiếng của đất mỏ Quảng Ninh.
3
Chùa Ba Vàng – Uông Bí
Cũng tọa lạc tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. chùa Ba Vàng là ngôi chùa có Chính điện lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát quanh năm.
Vào năm 2014, ngôi chùa này chính thức tổ chức Đại lễ Khánh thành sau nhiều năm tu sửa. Hiện nay, ngôi chùa trở thành một địa chỉ hành hương uy tín, một điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn với những câu chuyện kỳ lạ, mang nhiều yếu tố tâm linh. Ngày 9/10 vừa qua, chùa Ba Vàng đã tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Cúc hoành tráng nhất năm 2016.
4
Chùa Ngọa Vân – Đông Triều
Là một ngôi Chùa – Am cổ có nền móng từ lâu đời nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, chùa Ngọa Vân tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều. Đây là ngôi chùa cổ đã được tu tạo lại từ đầu năm nay và khánh thành tuyến cáp treo vào ngày 9/1/2016 Âm Lịch. Cũng từ đó, ngày 9/1 hàng năm được lấy làm Lễ hội Chùa Ngọa Vân (trước lễ hội Yên Tử một ngày).
Việc tổ chức Lễ hội xuân Ngoạ Vân là hoạt động văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc, hướng về cội nguồn, tri ân công đức to lớn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và tôn vinh, lưu giữ những giá trị tư tưởng truyền thống của Thiền phái Trúc Lâm.
5
Chùa Hồ Thiên – Đông Triều
Đây là một ngôi chùa cổ tọa lạc trên núi Phật Sơn tại Thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa Hồ Thiên đã từng được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia từ năm 2006.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao biến cố của chiến tranh, chùa Hồ Thiên từng vững vàng là ngôi chùa huy hoàng trong lịch sử đến nay chỉ còn lại phế tích. Tuy nhiên, khu “thánh địa linh thiêng” mà nguyên sơ này đang được tích cực tôn tạo, nhằm trả lại những giá trị vốn có của ngôi chùa cổ này.
Cũng giống như chùa Ngọa Vân, khi bạn muốn tìm về với khung cảnh rừng núi hoang sơ, không khí trong lành, nước suối mát ngọt, hoa sim tím thơ mộng, thì đừng nên bỏ qua hai ngôi chùa cổ này nhé!
6
Đình Trà Cổ – Móng Cái
Đình Trà Cổ tọa lạc tại thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Nơi đây từ lâu vẫn được coi như cột mốc văn hóa nơi biên ải, biên giới Việt Nam. Với vị trí ở ven biển, giáp biên giới với Trung Quốc, ngôi đình này đã chịu không ít sự tác động của giao thoa văn hóa giữa hai nước. Tuy nhiên, đình Trà Cổ vẫn mang đậm các giá trị thuần Việt về kiến trúc, vẫn giữ được những nét sinh hoạt văn hóa dân gian vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng nước ta.
Lễ hội đình Trà Cổ được tổ chức hàng năm vào ngày 30-5 và 1-6 Âm Lịch luôn độc đáo với tục thi “Ông Voi”.
7
Chùa Lôi Âm – Hạ Long
Là cái tên còn khá xa lạ với du khách thập phương nhưng đối với người dân Quảng Ninh nói riêng, chùa Lôi Âm lại là một địa danh rất nổi tiếng với phong cảnh có đủ hữu tình, linh thiêng và không kém phần cổ kính. Tọa lạc tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, du khách khi đến ngôi chùa này sẽ phải ngồi thuyền khoảng 15 phút, sau đó tiếp tục leo bước bộ khoảng nửa tiếng theo triền dốc thoai thoải sẽ đến được nơi nổi tiếng “linh thiêng” này.
Ngày 27/1 Âm Lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ của chùa Lôi Âm, du khách ở trong tỉnh và các nơi sẽ cùng về đây tụ hội.
8
Chùa Yên Tử – Uông Bí
Điểm đầu tiên và không thể bỏ qua khi lựa chọn đất Mỏ là nơi du lịch tâm linh chính là cụm di tích các chùa Yên Tử. Cụm di tích các chùa Yên Tử tọa lạc tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Nơi đây có tổ hợp rất nhiều di tích chùa nổi tiếng, tiêu biểu nhất là chùa Đồng ở vị trí cao nhất của đỉnh núi Yên Tử.
Lễ hội chùa Yên Tử được khai hội vào ngày 10/1 Âm Lịch hàng năm. Tuy nhiên, ngày ngày nơi đây vẫn thu hút rất nhiều du khách từ khắp nơi về thăm. Bởi nơi đây chính là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, là Kinh đô của Phật giáo nước ta chứa đựng tinh thần Phật giáo và nét độc đáo của người dân Việt Nam.
9
Đền Cửa Ông – Cẩm Phả
Nói đến Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần, ta không thể không nhắc đến một khu du lịch tâm linh nổi tiếng tọa lạc tại Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Đền nằm trên một quả đồi, cửa đền nhìn ra Vịnh Bái Tử Long, lưng quay vào dãy núi trùng điệp chạy dài từ Cẩm Phả đến Mông Dương. Cùng với sự trường tồn của di tích lịch sử oai hùng này, lễ hội Đền Cửa Ông cứ hai năm lại diễn ra một lần vào ngày 3/2 Âm Lịch hàng năm. Tuy nhiên, hàng ngày đều có những du khách ở khắp nơi đến thăm ngôi đền cổ tự ghi dấu vị anh hùng thời Trần này.
10
Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn tọa lạc tại chân núi Bài Thơ thuộc khu vực Bến Đoan – Hòn Gai, thành phố Hạ Long. Ngôi đền này được xây dựng ở vị trí trên một nền đất cao, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra vịnh Hạ Long.
Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn chính là con thứ của Trần Hưng Đạo và là một vị tướng tài ba dũng mãnh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nước ta. Các chủ thuyền thường hay qua lại dựng tại chân núi Bài Thơ ngôi đền này để tưởng nhớ công lao oai hùng của ông.
Lễ hội đền Đức Ông được tổ chức vào ngày 29-30/4 hàng năm. Đây không chỉ là một di tích đẹp, mà còn là một ngôi đền rất nổi tiếng linh thiêng.
Có thể bạn quan tâm:
- Tìm cây ATM gần nhất
- Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
- Kiểm tra nợ xấu cá nhân
- Vay tiền online chỉ cần CMND