Liệt kê các địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh của Việt Nam có bờ biển dài 53 km với làn nước trong xanh. Với lợi thế như vậy, nơi đây có tiềm năng du lịch rất lớn cùng nền văn minh lúa nước của đồng bằng Bắc Bộ. Thêm vào đó, những công trình văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc tiêu biểu được xếp hạng là là điểm du lịch thu hút nhiều du khách.

1

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với tên gọi cũ là Đường Thâm, thuộc địa phận xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Theo một vài ghi chép, làng được hình thành cách đây trên 600 năm, vào cuối thời Trần – Hồ, nhưng nghề chạm bạc mãi sau mới xuất hiện, tồn tại gần 400 năm nay.

Nghề chạm bạc ở Ðồng Xâm khác hẳn so với những nơi khác về kiểu thức, hình khối, dáng vẻ sản phẩm và ở các đồ án trang trí tinh vi, cân đối, lộng lẫy và thủ pháp xử lý sáng – tối. Đến đây, du khách được tận mắt chứng kiến cách thức chạm bạc tinh xảo, khéo léo của người dân nơi đây và thưởng thức những sản phẩm có giá trị như: dây chuyền, nhẫn, hoa tai,…

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Đền Tiên La

Đền Tiên La thuộc địa phận thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là đền thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục – nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng có công đánh quân xâm lược phương Bắc. Đền có kiến trúc độc đáo và được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1986.

Đền được xây dựng tại gò Kim Quy nằm giữa thôn Tiên La, với diện tích khoảng 6.000 m2, theo kiến trúc cổ Tiền nhất – Hậu đinh. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo, thưởng thức không khí của lễ hội hay hòa mình vào các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Đền Tiên La

Khám phá Đền Tiên La

3

Chùa Keo

Chùa Keo thuộc địa phận xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, là một trong những điểm dừng chân thu hút du khách khi ghé thăm Thái Bình. Ngôi chùa hơn 400 năm tuổi với kiến trúc độc đáo, được mệnh danh là ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất Việt Nam vẫn còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa.

Công trình được xây dựng từ năm 1630 theo phong cách kiến trúc thời Lê, với nguyên liệu chủ yếu là gỗ, gạch ngói và đá. Chùa có quy mô rộng lớn trên khu đất diện tích khoảng 58.000 m2 và hiện nay toàn bộ kiến trúc của chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian. Trong đó, công trình kiến trúc tiêu biểu nhất chính là Gác chuông – công trình mang kiến trúc cổ thời hậu Lê.

Đến đây, du khách có thể chiêm bái cảnh chùa, tham dự lễ hội diễn ra vào tháng Giêng và tháng 9 hàng năm hay khám phá nét độc đáo trong kiến trúc cổ.

Chùa Keo

Phong cảnh Chùa Keo

4

Làng nghề dệt vải Phương La

Phương La hay làng Mẹo là thôn duy nhất trong 5 thôn có nghề dệt vải, thuộc địa phận xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Cũng giống như làng nghề chạm bạc Đồng Xâm thì làng nghề dệt vải Phương La cũng là làng nghề truyền thống với việc dạy và truyền nghề.

Trước đây, nghề dệt vải không phát triển mạnh do còn bó hẹp theo quan niệm làng nghề nhưng hiện nay, làng nghề đã phát triển mạnh mẽ, thu hút được hàng vạn lao động. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tấm vải được dệt từ những khung cửi đơn sơ nhung mang đậm nét văn hóa, truyền thống.

Làng nghề dệt vải Phương La

Làng nghề dệt vải Phương La

5

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình khoảng 40 km dọc theo quốc lộ 39B. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, với bãi biển trải dài khoảng 6 km và còn nguyên nét hoang sơ.

Biển Cồn Vành hiện ra sau rặng phi lao ngút ngàn, điểm tô giữa triền cát thoai thoải là những bông hoa màu tím của bụi rau muống biển, tạo nên vẻ lãng mạn, nên thơ. Đến đây, du khách ngoài tắm biển, nghỉ ngơi thì còn có thể tận hưởng không khí trong lành cùng việc thưởng thức những nông sản tươi ngon do chính người dân sống lân cận nuôi trồng.

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành

6

Làng dệt chiếu Hới

Làng Hới thuộc địa phận huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình có nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam. Chiếu Hới còn được gọi là chiếu Hưng Nhân (tên huyện cũ) hay chiếu Hưng Hà (tên huyện mới) hoặc gọi chung là chiếu Thái Bình là sản phẩm được ưa chuộng ở nhiều nơi. Khác với nhiều làng nghề khác ở Việt Nam, các gia đình ở làng Hới đều chưa thoát ly hẳn sản xuất nông nghiệp mà chỉ dệt chiếu trong 8 tháng mỗi năm và 4 tháng thì làm ruộng.

Đến đây, du khách được tận mắt trải nghiệm quy trình để tạo ra những chiếc chiếu từ khâu vê đay, chế biến cói,… cho đến công đoạn dệt. Tất cả đều tạo nên nét độc đáo và đặc trưng riêng cho làng Hới.

Làng dệt chiếu Hới

Nghề dệt chiếu làng Hới

7

Đèn biển Ba Lạt

Đèn biển Ba Lạt hay còn được gọi là Hải đăng Ba Lạt nằm trên Cồn Vành, thuộc địa phận xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Công trình này được xây dựng năm 1962, có nhiệm vụ giúp tàu thuyền hoạt động ở khu vực biển Thái Bình – Nam Định định hướng và định vị.

Tháp đèn có hình trụ, màu xám sẫm, chiều cao của toàn bộ công trình là 38 m, trong đó chiều cao tâm sàng là 36,6 m. Đến đây, du khách không chỉ có cơ hội mở rộng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh cửa sông Ba Lạt, khá phá hành trình của các con sông ra biển mà còn có cơ hội tìm hiểu công việc của các chiến sĩ biên phòng, canh gác trên ngọn Hải đăng.

Đèn biển Ba Lạt

Hải đăng Ba Lạt

8

Khu du lịch sinh thái Cồn Đen

Cồn Đen là Khu du lịch sinh thái thuộc địa phận xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cách thị trấn Diêm Điền khoảng 15 km về phía Nam. Nơi đây nằm trong Khu dự trữ sinh quyển thuộc châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận vào năm 2004. Cồn Đen là một cồn cát hoang sơ với thảm thực vật phong phú, được mệnh danh là cồn biển đẹp nhất miền Bắc.

Đến đây, du khách có thể đi dạo trong rừng thông xanh ngút ngàn, khám phá thảm thực vật còn hoang sợ hay hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo và hòa mình vào không gian biển khơi bao la, trải nghiệm cuộc sống mặn mòi cùng người dân nơi đây. Đi dạo trên chiếc cầu tre dài nhất Việt Nam – cây cầu nối giữa các khu rừng chính là trải nghiệm thú vị với những ai từng đặt chân tới đây.

Khu du lịch sinh thái Cồn Đen

Khu du lịch sinh thái Cồn Đen

9

Làng vườn Bách Thuận

Làng vườn Bách Thuận thuộc địa phận huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình khoảng 10 km theo hướng cầu Tân Đệ đi Nam Định. Đây là ngôi làng với hơn 100 năm tuổi, nằm cạnh sông Hồng phì nhiêu, màu mỡ, và là làng quê cổ tiêu biểu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây cũng là làng vườn còn lại duy nhất ở Thái Bình còn lưu giữ được nhiều nếp nhà Việt cổ và nghề trồng cây cảnh.

Đến đây, du khách có cảm giác như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ gam màu, từ màu xanh thẫm của ngâu, màu xanh tươi của hòe cho đến màu sắc của các loại hoa, quả bốn mùa. Ngoài việc khám phá những sắc màu tiêu biểu của làng, du khách còn có thể chiêm bái chùa Từ Vân và Bách Tính – nơi được xếp hạng là Di tích cần được bảo tồn.

Làng vườn Bách Thuận

Làng vườn Bách Thuận

10

Biển Đồng Châu

Biển Đồng Châu thuộc địa phận xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình khoảng 30 km dọc theo quốc lộ 39B. Với bờ cát dài 5 km, ôm lấy mặt biển mênh mông cùng sóng hiền hòa, điểm tô thêm bằng những hàng phi lao xanh ngắt ven bờ, nơi đây thực sự là điểm đến hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, nét quyết rũ rất riêng của cánh đồng Vạng với rất nhiều chòi canh tạo nên nét chấm phá độc đáo cho biển Đồng Châu.

Khí hậu nơi đây rất trong lành, thích hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng. Du khách đến đây sẽ được khám phá cuộc sống miền biển của người dân, đắm chìm trong cảnh vật hoang sơ, chiêm ngưỡng những khoảng khắc đẹp nhất lúc bình minh hay hoàng hôn và đặc biệt là không nên bỏ qua việc thưởng thức hải sản tươi ngon nơi đây

Biển Đồng Châu

Bình minh trên biển Đồng Châu

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND