Liệt kê các địa điểm du lịch lịch sử hấp dẫn nhất tại Bình Định.

Bình Định là nơi hội tụ những giá trị tinh hoa độc đáo đầy bản sắc dân tộc, với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, làng nghề. Vậy nếu muốn tham quan các địa điểm du lịch lịch sử các bạn nên đi đâu đây? Cùng Chúng tôi điểm qua các địa điểm du lịch lịch sử hấp dẫn nhất tại Bình Định.

1

Tháp Bánh Ít

Toàn bộ quần thể có tất cả 4 tháp, nằm trên một ngọn đồi thoai thoải cách mực nước biển chỉ chừng 100 mét. Nhìn từ xa, cụm tháp trông giống như bánh ít – một loại đặc sản ở Bình Định. Ấy thế nên người dân địa phương gọi nơi đây là tháp Bánh Ít. Ngoài ra, tháp còn có tên gọi khác là tháp Bạc. Tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 10.

Đây là di tích Chăm xưa cổ có lối kiến trúc đa dạng và phong phú nhất, mang đậm ảnh hưởng của nghệ thuật Cham-pa nhưng vẫn có nét gì đó rất riêng của mảnh đất võ. Tháp Bánh Ít nằm gần kề Quốc lộ 1A nên du khách hoàn toàn dễ dàng để di chuyển đến thăm trong hành trình du lịch Bình Định của mình.

Tháp có hướng chính quay về phía Đông, tháp chính có kích thước lớn nhất và nằm ở vị trí trung tâm trên ngọn đồi, xung quanh là 3 tháp nhỏ, tạo thành một thế giới khác lạ mà lỡ lạc chân bước vào, du khách như có cảm tưởng như đang quay ngược thời gian để hòa mình vào xứ sở Cham-pa đầy bí ẩn. Các bức phù điêu của tháp chính đều được tạc ở tư thế đang nhảy múa vô cùng sống động, thu hút.

Thông tin liên quan:

  • Địa chỉ: thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
  • Mở cửa: Không quy định
  • Giá vé: Miễn phí

Bậc thềm đi lên quần thể tháp.

Cụm Tháp Bánh Ít

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi hay còn gọi là Linh Phong Thiền Tự có vẻ đẹp hoang sơ của hang Tổ nằm trên lưng chừng một ngọn núi sau chùa. Đến nay đã qua 12 đời thừa kế  và hàng năm đều có lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24 – 25 tháng Giêng âm lịch – ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa.

Du khách phải đi bộ hết hàng trăm bậc đá từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m sẽ thấy cổng tam quan của chùa. Từ phía trước cổng Tam quan, du khách có thể nhìn thấy dãy núi Bà hùng vĩ, nhìn ra xa thấy đầm Thị Nại trong xanh điểm những con sóng bạc. Gần chân núi là những thôn xóm mái ngói nâu nổi bật giữa đồng lúa xanh non. Dòng sông Chùa uốn lượn lung linh trong nắng, dọc bờ biển, sóng tung bọt trắng xóa. Từ phía trước Chánh điện chùa với tượng Phật Bà, đi về hướng tây có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa.

Thông tin liên quan:

  • Địa chỉ: thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định.
  • Mở cửa: không quy định 
  • Giá vé: Miễn phí

Cổng Tam quan

Khung cảnh của Chùa Ông Núi

3

Bảo Tàng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung là bảo tàng Danh nhân lớn nhất, bảo tàng thu hút du khách đến tham quan nhất Việt Nam. Bảo tàng được thiết kế 9 phòng trưng bày với rất nhiều hiện vật liên quan đến vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ, đến cuộc phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.
Điểm độc đáo của Bảo tàng là lối kiến trúc đặc biệt, đẹp tuyệt mỹ. Đặc biệt, ngay tại khu vườn cũ của gia đình anh em Tây Sơn còn tồn tại hai di tích quý giá đó là cây me cổ thụ và giếng nước xưa. Bên cạnh đó, khi đến với Bảo tàng Quang Trung, du khách còn được xem biểu diễn võ thuật và trống trận Tây Sơn. Đây là một bản hùng ca bất tận, thể hiện tinh thần thượng võ đầy hào khí Quang Trung, đó chính là kho tàng văn hóa phi vật thể quý báu của nhân dân ta.

Đến đây, du khách như được ngược dòng lịch sử để sống với tinh thần thượng võ, anh hùng, nghĩa hiệp, ý chí đấu tranh kiên cường qua lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và hiểu hơn về một thời đại lừng lẫy của Hoàng Đế Quang Trung- Nguyễn Huệ trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Thông tin liên quan:

  • Địa chỉ: thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, Bình Định.
  • Mở cửa: 7:00 – 17:00
  • Giá vé: 20.000/ người

Tượng đài hoàng đế Quang Trung.

Giếng nước, cây me.

4

Thành Hoàng Đế

Thành Hoàng Đế – Nơi đây, từng là chính quyền Trung ương Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc. Thành Hoàng Đế còn được biết đến với tên gọi là Thành Đồ Bàn, vì được xây dựng trên cơ sở Thành Đồ Bàn của Vương quốc Chămpa để lại, trên nền cũ của thành hiện còn nhiều di tích có giá trị của nhiều triều đại làm nên tính độc đáo của nó: Hai Voi đá (thời Chămpa), dãy thành được xây dựng bằng đá ong, Hồ Bán Nguyệt (thời Tây Sơn), khu Lăng thờ quan nhà Nguyễn Võ Tánh và Ngô Tùng Châu (thời Nhà Nguyễn)…

Là một tổng thể kiến trúc hình chữ nhật, gồm ba vòng thành: Thành Ngoại, Thành Nội và Tử Cấm Thành. Thành Ngoại có chu vi là 7400m. Thành Nội còn được gọi là Hoàng Thành có hình chữ nhật dài 430m rộng 370m. Bên trong Thành Nội là Tử Cấm Thành cũng có hình chữ nhật dài 174m rộng 126m.

Đến với thành hoàng đế, du khách sẽ được sống lại một thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Thông tin liên quan:

  • Địa chỉ:  xã Nhơn Hậu, T.x An Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Mở cửa: 7:00 – 17:00
  • Giá vé: Miễn phí

Cổng Thành Hoàng Đế.

Khuôn viên bên trong Thành Hoàng Đế.

5

Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn

Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn đó cũng là Khu Ðàn tế Trời Ðất. Công trình được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến công tích của nhà Tây Sơn, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Ðây cũng là điểm tham quan, du lịch, nơi khách hành hương đến chiêm bái, ngưỡng vọng. Đàn tế Trời Đất được khởi công xây dựng ngày 26-11-2011 trên khu đất rộng 46 ha tại khu vực Ấn Sơn.

Công trình được thiết kế gồm: khu Đàn tế, khu Đền Ấn, tháp Thông Thiên, sân luyện võ, khu Ban quản lý, cổng đón, hồ bán nguyệt, miếu thờ thổ công… và đường tầng cấp bằng đá từ phía dưới chân núi lên đỉnh núi. Điểm đặt đàn tế trên đỉnh núi Ấn. Đàn tế có 2 tầng nền gồm hình vuông bên dưới và hình tròn bên trên tượng trưng cho Trời và Đất. Phía dưới Đàn tế, tại bình độ thứ nhì, là Đền Ấn, trong đó có khu vực đặt bài vị của ba anh em nhà Tây Sơn.

Thông tin liên quan:

  • Địa chỉ: thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, Tây Sơn, Bình Định.
  • Mở cửa: không quy định
  • Giá vé: Miễn phí

Cổng chính Khu tâm linh Ấn Sơn.

Đình núi Ấn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND