Liệt kê các địa điểm du lịch Huế thú vị nhất không thể bỏ qua

Huế là xứ sở mộng mơ, mảnh đất cố đô đánh dấu một thời kỳ trong lịch sử Việt Nam. Nhắc đến Huế, chúng ta nghĩ ngay đến sông Hương, đến Ngọ Môn và cung đình Huế. Thế nhưng bạn có biết Huế còn rất nhiều điểm tham quan, du lịch lý thú khác? Hãy cùng đến với Top 10 địa điểm du lịch Huế thú vị nhất không thể bỏ qua nhé.

1

Hệ thống lăng tẩm Huế

Nhắc đến cố đô Huế, người ta không chỉ nhắc đến Hoàng thành Huế mà hệ thống lăng tẩm tại Huế cũng là địa điểm tham quan lịch sử, văn hóa hết sức thú vị. Dưới triều nhà Nguyễn, các hệ thống lăng tẩm, đền đài được chú trọng đầu tư xây dựng. Do là triều đại phong kiến cuối cùng nên các hệ thống lăng tẩm được bảo tồn khá tốt, vẫn còn giữ được nguyên nét cổ kính kết hợp với phong cách kiến trúc, điêu khắc, trang trí mang đậm màu sắc phong kiến Việt Nam.

Hệ thống lăng tẩm Huế có bảy khu lăng tẩm:


  • Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng): được xây dựng từ năm 1814 đến 1820, lăng Gia Long là lăng tẩm đầu tiên, được vua Gia Long xây dựng. Đây không chỉ là lăng của riêng vua Gia Long mà là quần thể lăng của Gia Long cùng hai hoàng hậu, ngoài ra còn có lăng của mẹ và chị ruột vua Gia Long cùng một số thân nhân khác. So với các lăng tẩm khác, lăng Gia Long nằm ở xa trung tâm nhất, đường đi lại khó khăn, hiểm trở nên ít người đến tham quan nhất. tuy nhiên, Lăng Gia Long nhờ vậy giữ được vẻ hoang sơ, nhất là khi hệ thống Lăng Gia Long được xây dựng kết hợp với núi non, rừng thông và sông Hương tạo nên khung cảnh non nước hữu tình.
  • Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng): lăng do vua Thiệu Trị xây dựng từ năm 1840 đến 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm cách trung tâm thành phố 12 km, được đánh giá là một trong 4 lăng đẹp nhất trong hệ thống lăng tẩm Huế.
  • Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng): do vua Tự Đức xây dựng vào năm 1847, là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc. Lăng Thiệu Trị cũng là một trong 4 lăng đẹp nhất.
  • Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng): do vua Tự Đức xây dựng, ban đầu là Khiêm Cung, là nơi vua đến thăm thú, nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ. Khi vua mất mới đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng Tự Đức là một trong 4 lăng đẹp nhất, từng xuất hiện trong bộ phim Indochine nổi tiếng do Pháp thực hiện.
  • Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng): do vua Đồng Khánh xây dựng, ban đầu mục đích thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Nhưng khi vua Đồng Khánh qua đời, vua Thành Thái lên ngôi, tài chính suy kiệt nên dùng luôn Tư Lăng để thờ vua Đồng Khánh.
  • Lăng Dục Đức (An Lăng): được vua Thành Thái xây dựng thờ vua cha Dục Đức. Khi vua Thành Thái qua đời, ông cũng được thờ tại An Lăng. Sau này vua Duy Tân cũng được đưa về đây. Lăng Dục Đức là lăng thờ ba vua nhà Nguyễn.
  • Lăng Khải Định (Ứng Lăng): Được vua Khải Định cho xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi lên ngôi. Đây được xem là lăng đẹp nhất trong 4 lăng đẹp nhất, vừa bởi sự đồ sộ, vừa bởi phong cách kiến trúc hiện đại, mang màu sắc Châu Âu. Hiện nay, Lăng Khải Định cũng là lăng tẩm được gìn giữ, tu bổ nhiều nhất, hấp dẫn khách du lịch nhất, thường thấy xuất hiện trên các bộ phim.   

Lăng Khải Định

Lăng Minh Mạng

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Hồ Thủy Tiên

Khác với những điểm tham quan khác trong Top 10 điểm du lịch Huế thú vị nhất không thể bỏ quaHồ Thủy Tiên lại là một công viên bỏ hoang nhưng thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài và giới trẻ.

Nằm cách trung tâm thành phố 10km, công viên Hồ Thủy Tiên từng được quy hoạch xây dựng như điểm vui chơi mới  nhưng xây dựng giữa chừng đã bỏ dở. Nhiều công trình được đầu tư xây dựng với thiết kế độc đáo, hoành tráng như thủy cung hình rồng, đài phun nước, khán đàn, khu vui chơi, trưng bày… đều bị bỏ hoang phế giữa rừng sâu. Chính điều đó tạo nên sức hút cho Hồ Thủy Tiên như một công viên bị lãng quên giữa rừng núi hoang vu, đem đến vẻ mê hoặc ma mị, hoành tráng như trong các bộ phim Spirited Away, The Lord of the Rings…

Hồ Thủy Tiên bắt đầu trở thành một điểm đến độc đáo, thú vị tại Huế khi xuất hiện trên tạp chí Huffington Post của Hoa Kỳ như một điểm đến đầy thú vị tại Việt Nam.

Hồ Thủy Tiên

Hồ Thủy Tiên

3

Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, vốn là một điện thờ xưa của người Chăm. Từ thời nước Chăm còn tồn tại, đây là điện thờ nữ thần Poh Nagar – nữ thần được tạo ra bởi bọt biển và mây trời; là nữ thần của biển khơi và mùa màng, được người Chăm tôn thờ. Sau này, khi nước Chăm sụp đổ, nữ thần Poh Nagar cũng dần được Việt hóa, trở thành Thiên Y A Na, hay còn gọi là Thánh Mẫu Chúa Ngọc, là một vị thần được triều đình nhà Nguyễn cho phép dân chúng thờ cúng.

Tương truyền, thời Minh Mạng, vua Minh Mạng có đến ngôi điện này và làm rơi một chiếc chén ngọc. Ngỡ như đã mất, lại xuất hiện một con rùa thần từ dưới nước trả lại chén ngọc cho vua. Bởi vậy nơi đây được gọi là Điện Hòn Chén, được xem là nói chệch đi của “hoàn chén”.

Điện Hòn Chén còn gắn liền với tích của vua Đồng Khánh trước khi lên ngôi, mãi chưa được nối ngôi. Thái hậu mẹ của ông đã lên Điện Hòn Chén hỏi xin Thánh Mẫu Chúa Ngọc con trai có lên làm vua được không và nhận được điềm báo là được. Sau này, vua Đồng Khánh lên ngôi đã xây dựng lại các điện khang trang, thường xuyên đến đây cúng bái, giúp Điện Hòn Chén thêm phần nổi tiếng, linh thiêng.

Ngày nay, Điện Hòn Chén thu hút khách du lịch không chỉ vì là khu di tích lịch sử tâm linh mà còn bởi phong cảnh hữu tình, cổ kính, xuyên suốt từ thời đại nước Chăm cổ đến thời vua Nguyễn xa xưa.

Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén

4

Chùa Thiên Mụ

Nếu bạn là người yêu thích du lịch tâm linh, thì chắc chắn Chùa Thiên Mụ là địa điểm vô cùng thú vị không thể bỏ qua. Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là Chùa Linh Mụ.

Truyền thuyết kể lại rằng khi Chúa Nguyễn Hoàng bắt đầu vào Đàng Trong để chống lại vua Lê chúa Trịnh, chúa đi qua vùng đất này được dân chúng ủng hộ, kể lại rằng có một bà lão hay đi nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Bởi vậy, khi đã dựng cơ nghiệp thành công ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng ngôi Chùa Thiên Mụ ở vùng đất linh thiêng này. 

Xuyên suốt từ thời Đàng Trong-Đàng Ngoài, qua thời triều nhà Nguyễn đến tận bây giờ, Chùa Thiên Mụ vẫn là ngôi chùa đẹp nhất, linh thiêng nhất và được yêu thích nhất tại cố đô Huế. Chùa Thiên Mụ còn là nơi gắn bó với hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm tại Sài Gòn. Hiện nay, chùa còn trưng bày chiếc xe Austin đã đưa hòa thượng Thích Quảng Đức đến điểm tự thiêu hồi đó như một chứng nhân lịch sử.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ

5

Đồi Vọng Cảnh

Nếu muốn ngắm cảnh xứ Huế mộng mơ một cách trọn vẹn nhất, bạn không nên bỏ qua Đồi Vọng Cảnh. Vốn là ngọn đồi được các vua nhà Nguyễn thường xuyên tới để thăm thú, sản bắn, ngắm cảnh; Đồi Vọng Cảnh có tầm nhìn toàn cảnh ra sông Hương và xứ Huế. Tại đây, có thể nhìn thấy được lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, lăng Khải Định, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Đồng Khánh v.v.. Nếu bạn là một người yêu thích chụp ảnh, du lịch phượt, yêu thiên nhiên, hay thích chụp những bộ ảnh với rừng thông rất “Tây”, hãy đến Đồi Vọng Cảnh nhé.

Đồi Vọng Cảnh

Đồi Vọng Cảnh

6

Chợ Đông Ba

Đến với Huế, bạn cũng nên tham quan Chợ Đông BaChợ Đông Ba nằm ở ngay gần trung tâm thành phố, bên bờ sông Hương, gần với Hoàng thành và Cầu Trường Tiền. Chợ Đông Ba là khu chợ gắn bó với người Huế từ xưa đến nay, cũng như Chợ Bến Thành ở Sài Gòn hay Chợ Đồng Xuân ở Hà Nội. Đến với Chợ Đông Ba, các bạn có thể mua được hầu hết mọi thứ, đặc biệt là những đặc sản xứ Huế cũng như khám phá ẩm thực Huế phong phú. Nếu bạn có bạn bè người nước ngoài thì Chợ Đông Ba chắc chắn là điểm đến thú vị khi ở đây có bày bán rất nhiều đồ đạc mang đậm tính Việt Nam, từ đơn giản như những tấm sàng, nia… đến áo dài, nón lá và các món lưu niệm khác.

Chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba

7

Hoàng thành Huế

Đứng đầu top 10 địa điểm du lịch Huế thú vị nhất không thể bỏ qua đó là Hoàng thành HuếHoàng thành Huế hay còn gọi là Đại Nội, là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế.

Bên trong Hoàng thành Huế thì có nhiều điểm tham quan, nhưng nổi tiếng nhất chính là Ngọ Môn – cổng chính phía Nam của Hoàng Thành. Ngọ Môn nghĩa là “cổng tý ngọ”, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế, cũng là cổng quan trọng nhất, chỉ dùng cho vua đi lại, tiếp đón các sứ thần hoặc các nghi lễ quan trọng. Ngọ Môn có hai phần chính: phần đài-cổng và lầu Ngũ Phụng. Phần đài-cổng có ba cổng chính, hai cổng phụ; trong đó cổng chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi lại, hai cổng hai bên là Tả Giáp Môn, Hữu Giáp Môn dành cho quan văn, quan võ còn hai cổng phụ hai bên dành cho binh lính, voi ngựa, người hầu. Lầu Ngũ Phụng là nơi vua, quan lại ngồi quan sát. Lầu có kết cấu hai tầng, gồm 100 cây cột gỗ lim, sử dụng ngói lưu ly vàng, xanh. Toàn bộ lầu được chạm khắc nhiều hoa văn, chim, phụng mang đậm tính chất cung đình Việt Nam xưa. Ngọ Môn là di tích lịch sử được UNESCO công nhận, là chứng nhân lịch sử thời phong kiến, được xem như là Tử Cấm Thành của Việt Nam. Ngày nay, Ngọ Môn cũng trở thành điểm chụp ảnh check-in hàng đầu của những du khách đến Huế.

Ngọ Môn nối thẳng vào Điện Thái Hòa – đại điện quan trọng nhất của cung đình Huế. Điện Thái Hòa là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng của triều đình nhà Nguyễn như lễ đại triều, lễ quốc khánh, lễ đăng quang, lễ đại thọ… Điện Thái Hòa là nơi đã chứng kiến 13 vị vua nhà Nguyễn đăng quang, từ Gia Long đến Bảo Đại. Đây cũng là di tích cung đình còn lại nguyên vẹn nhất.

Bên cạnh Ngọ Môn và Điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế còn có các điểm tham quan khác như Thế Tổ Miếu, Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Điện Kiến Trung… Cũng từ Hoàng thành Huế, du khách có thể ngắm được Kỳ Đài – cột cờ Kinh thành Huế.

Ngọ Môn – Hoàng thành Huế

Điện Thái Hòa – Hoàng thành Huế

8

Bảo tàng cổ vật cung đình Huế

Bảo tàng cổ vật cung đình Huế là một địa điểm tham quan thú vị dành cho những người yêu thích lịch sử, văn hóa, để tìm hiểu về một thời kỳ phong kiến đã qua của triều Nguyễn.

Nguyên địa điểm mà bảo tàng cổ vật cung đình Huế đang đặt vốn là Điện Long An bên trong Hoàng thành Huế. Điện Long An được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1845, là nơi vua nghỉ ngơi, đọc sách. Đến năm 1923, dưới thời vua Khải Định, Điện Long An được sử dụng làm bảo tàng, đặt tên là Musee Khải Định. Đây là bảo tàng sớm nhất tại Việt Nam, được triều đình nhà Nguyễn học hỏi theo phương Tây để quy hoạch, tổ chức.

Sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng Bảo tàng cổ vật cung đình Huế được sử dụng làm tên chính thức. Với lịch sử lâu đời, cùng với kiến trúc từ Điện Long An, bảo tàng được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ quý, trên các cột có chạm khắc long, ly, quy, phụng cùng hơn 1000 bài thơ chữ Hán-Nôm.

Ngày nay, tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế có trưng bày rất nhiều vật quý giá, lưu giữ từ thời nhà Nguyễn, đó là mũ cổn miện, long bào của vua; ngự y, ngự dụng, trang phục của hoàng thất cùng các đại thần triều Nguyễn; trang phục binh lính, vũ khí, các bảo vật lưu giữ từ thời nhà Nguyễn; các đồ thủ công, mỹ nghệ, gốm sứ, đồ cổ pháp lam Huế, đồ đồng, vật dụng… Không những vậy, Bảo tàng cổ vật cung đình Huế cũng lưu giữ một số lượng không nhỏ những đồ cổ từ các triều đại trước đó (được sưu tầm về từ thời Musee Khải Định), cùng các đồ cổ ở các nước Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc… xuất hiện tại Huế thời đó, cũng như những hiện vật của người Chăm được sưu tầm tại đây.

Bảo tàng cổ vật cung đình Huế

Đồ vật trong Bảo tàng cổ vật cung đình Huế

9

Nhà vườn An Hiên

Và địa điểm cuối cùng trong Top 10 điểm du lịch Huế thú vị nhất không thể bỏ qua đó là Nhà vườn An Hiên. Nhà vườn là một lối kiến trúc độc đáo của người xứ Huế, đa phần là thuộc giới thượng lưu từ thời nhà Nguyễn kéo dài đến thời Việt Nam cộng hòa. Nhà vườn An Hiên là nhà vườn được bảo tồn trọn vẹn nhất, đặc trưng nhất.

Nhà vườn An Hiên đã từng thuộc sự sở hữu của công chúa con vua Dục Đức, rồi sau đó đổi nhiều đời chủ nhưng đều là những thân gia, quý tộc, quan chức, tri thức, thượng lưu giàu có, máu mặt. Nhà vườn An Hiên được rất nhiều quan gia, chính trị gia, văn nhân, nghệ sĩ lui tới. Sau này cũng trở thành điểm tiếp khách Tây của chính quyền nhà Nguyễn, cũng như là điểm tiếp các phái đoàn ngoại giao nước ngoài khi đến Huế.

Điểm đặc trưng của Nhà vườn An Hiên là nhà cửa, vườn tược rộng rãi, kết hợp với nhau tạo nên không gian nên thơ, hữu tình, tách biệt hoàn toàn khỏi đô thị ồn ã mà vẫn giữ vẻ sang trọng, quý phái, tao nhã. Bên trong Nhà vườn An Hiên có nhiều không gian ẩm thực, văn hóa, nghệ thuật đặc trưng của xứ Huế. Ngày nay, Nhà vườn An Hiên cũng là điểm tham quan không thể thiếu trong bất cứ tour tham quan Huế nào.

Nhà vườn An Viên

Nhà vườn An Viên

10

Cầu Trường Tiền và sông Hương

Đến với Huế thì cũng không thể bỏ qua Cầu Trường Tiền và sông Hương. Nếu như sông Hương được xem như là linh hồn của mảnh đất Huế mộng mơ, thì Cầu Trường Tiền chính là linh vật bắc qua con sông thân thương đó.

Sông Hương có nguồn từ dãy Trường Sơn đổ về phía Nam, đi qua thành phố Huế trước khi đổ ra bãi biển Thuận An. Dòng sông này được xem như là linh hồn của Thừa Thiên Huế, từng xuất hiện trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Thực vậy, sông Hương đi qua hầu hết các danh lam thắng cảnh của Thừa Thiên Huế như Điện Hòn Chén, núi Ngọc Trản, làng Vỹ Dạ… Các công trình kiến trúc cung đình Huế như Hoàng thành hay các lăng tẩm cũng được xây dựng dọc theo bờ sông. Trên sông Hương ở ngay gần trung tâm thành phố còn có Cồn Hến – một ốc đảo nhỏ giữa lòng sông, nơi người dân sinh sống với nghề đánh bắt hến. Cồn Hến được nhiều du khách yêu thích bởi vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của nơi này. Với du khách đến Huế có thể lựa chọn các chuyến tham quan bằng đò trên sông Hương để đến các vùng xa xôi, thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ quan Thừa Thiên – Huế hoặc dạo chơi bên bờ sông Hương ở trung tâm thành phố, và ngồi thuyền rồng, nghe nhã nhạc cung đình trên sông Hương.

Bắc qua sông Hương, chính là Cầu Trường Tiền. Trước đây, nơi này từng có cây cầu xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông, có tên gọi Cầu Mây. Sau này đến đời vua Thành Thái, Cầu Trường Tiền được xây dựng thay thế cây Cầu Mây đã cũ. Cây cầu được xây dựng theo kiến trúc Gothic của Châu Âu. Một điểm thú vị rằng Cầu Trường Tiền được xây dựng bởi công ty Effiel và thiết kế bởi Gustave Effiel – vị kiến trúc sư nổi tiếng đã thiết kế tháp Effiel- Paris. Như vậy, Cầu Trường Tiền có thể coi chính là anh em với cây Cầu Long Biên ở Hà Nội.

Cầu Trường Tiền

Sông Hương

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND